Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Mua hay Bán ? Các loại lệnh và Cách tính toán lời, lỗ

Mua và bán

Ý tưởng cơ bản khi giao dịch trên thị trường là mua thấp rồi bán cao hay bán cao rồi mua thấp. Tôi biết nó nghe có vẻ lạ với bạn vì bạn đang nghĩ rằng “làm sao tôi có thể bán khi tôi không sở hữu nó?”. Thật ra, trên thị trường ngoại hối khi bạn bán một cặp tiền tệ thực chất là bạn đang mua đồng tiền yết giá (đồng tiền thứ hai trong cặp tiền tệ) và bán đồng tiền định giá (đồng tiền thứ nhất trong cặp tiền tệ).


Lấy ví dụ trong trường hợp không phải thị trường ngoại hối, “bán khống” có vẻ hơi khó hiểu, chẳng hạn như bạn muốn bán cổ phiếu hoặc hàng hóa. Ý tưởng cơ bản ở đây là người môi giới của bạn cho bạn vay cổ phiếu hay hàng hóa để bán và sau đó bạn phải mua lại nó để kết thúc giao dịch. Cơ bản là, vì không có việc giao hàng thực tế nên bạn có thể bán cổ phiếu với người môi giới của bạn và bạn sẽ “trả” lại nó cho người ta vào một ngày sau đó, hy vọng là ở mức giá thấp hơn.



•    Vị thế MUA và vị thế BÁN

Một điều tuyệt vời khác ở thị trường ngoại hối đó là bạn có nhiều cơ hội để thu lợi cả khi thị trường tăng hay giảm vì thực ra không có một thị trường nào được ưa thích như thị trường cổ phiếu tăng. Bất kỳ ai đánh được một thời gian đều biết rằng đồng tiền nhanh nhất được tạo ra từ một thị trường giảm, nên nếu bạn học cách giao dịch cả thị trường tăng lẫn giảm thì bạn sẽ có rất nhiều cơ hội kiếm lời.

LONG – Khi ta ở vị thế LONG tức là ta đang mua vào nên sẽ kỳ vọng thị trường tăng để ta bán lại vị trí của mình với mức giá cao hơn khi mua. Tức là ta đang mua đồng tiền thứ nhất trong cặp tiền tệ và bán đồng tiền thứ hai. Cho nên, nếu ta mua cặp EUR/USD và đồng euro tăng so với đồng đôla, thì tức là ta đang giao dịch có lời.

SHORT – Khi ta ở vị thế SHORT tức là ta đang bán ra và kì vọng thị trường giảm để ta mua lại vị trí của mình với mức giá thấp hơn khi bán. Tức là ta đang mua đồng tiền thứ nhất trong cặp tiền tệ và bán đồng tiền thứ hai. Cho nên, nếu ta bán cặp GBP/USD và đồng bảng Anh giảm giá so với đồng đôla, thì tức là ta đang giao dịch có lời.


•    Các loại lệnh

Giờ là lúc để tìm hiểu về các loại lệnh. Khi bạn thực hiện một giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó được gọi là “lệnh”, có nhiều loại lệnh và chúng có thể khác nhau tùy vào nhà môi giới. Mọi nhà môi giới đều cung cấp các loại lệnh cơ bản, còn những loại lệnh “đặc biệt” thường không được nhiều nhà môi giới cung cấp, ta có thể kể ra như sau:

Lệnh thị trường (Market order) – Một lệnh thị trường là một lệnh được đặt “tại thị trường” và sẽ được thực hiện ngay lập tức với mức giá tốt nhất có thể.

Lệnh giới hạn (Limit Entry order) – Lệnh giới hạn được đặt để mua dưới giá hiện tại hay bán cao hơn giá hiện tại. Vì nó hơi khó hiểu nên tôi sẽ giải thích như sau:

Nếu cặp EURUSD đang được giao dịch với giá 1.3200 và bạn muốn bán ra nếu nó đạt mức 1.3250, bạn có thể đặt một lệnh giới hạn bán (limit sell) và khi (nếu) thị trường đạt mức giá 1.3250 nó sẽ thực hiện vị trí đoản của bạn. Cho nên, lệnh giới hạn bán được đặt TRÊN mức giá thị trường hiện tại. Nếu bạn muốn mua cặp EURUSD tại mức giá 1.3050 và thị trường đang giao dịch với giá 1.3100, bạn sẽ đặt một lệnh giới hạn mua (limit buy) tại mức giá 1.3050 và nếu khi thị trường xuống đến mức 1.3050 thì bạn sẽ đạt vị trí trường. Do đó, lệnh giới hạn mua được đặt DƯỚI mức gia thị trường hiện tại.

Lệnh dừng (Stop Entry order) – Lệnh dừng được đặt để mua cao hơn mức giá hiện tại hoặc bán dưới mức giá hiện tại. Ví dụ, nếu bạn muốn đầu tư trường nhưng bạn muốn vào tại mức phá vỡ đường kháng cự, bạn sẽ đặt lệnh dừng để mua (buy stop) ngay phía trên mức kháng cự và lệnh sẽ được thực hiện khi giá vượt lên mức bạn đặt lệnh dừng để mua. Chiều ngược lại cũng đúng cho lệnh dừng để bán (sell stop) khi bạn muốn bán ra.

Lệnh cắt lỗ (Stop Loss order) – Lệnh cắt lỗ là một lệnh gắn liền với một giao dịch nhằm ngăn ngừa khoản lỗ cao nếu giá vượt ra ngoài tầm kiểm soát của bạn. Lệnh cắt lỗ có lẽ là lệnh quan trọng nhất trong giao dịch ngoại hối vì nó cho bạn khả năng kiểm soát rủi ro và giới hạn thâm hụt. Lệnh này giữ hiệu lực cho đến khi vị trí của bạn được hoàn tất hoặc khi bạn chỉnh sửa hay hủy lệnh.

Khoảng lệnh dừng (Trailing stop) – Khoảng lệnh dừng là lệnh gắn liền với một giao dịch giống như lệnh cắt lỗ bình thường, nhưng một khoảng lệnh dừng lại di chuyển hay “theo đuôi” giá thị trường hiện tại khi giao dịch của bạn di chuyển. bạn có thể đặt khoảng lệnh dừng để đuổi theo giá thị trường với một khoảng cách nhất định, nó sẽ không di chuyển cho đến khi giá thị trường di chuyển lớn hơn khoảng cách đã định sẵn. Ví dụ, khi bạn đặt một khoảng lệnh dừng dài 50 pip cho cặp EURUSD, mức dừng sẽ không di chuyển cho đến khi vị trí của bạn di chuyển theo hướng có lợi đến 51 pip, sau đó mức dừng chỉ di chuyển tiếp khi giá thị trường tiếp tục dịch chuyển thêm 51 pip tiếp theo. Bằng cách này bạn có thể giữ được mức lợi nhuận khi thị trường biến động có lợi cho bạn mà vẫn tạo cho giao dịch của bạn không gian để dao động và phát triển. Khoảng lệnh dừng được sử dụng nhiều nhất khi thị trường đang có những con sóng mạnh.

Lệnh có giá trị đến khi hủy bỏ (Good till Cancelled order – GTC) – Lệnh GTC giống như tên gọi của nó..có giá trị đến khi nó bị hủy bỏ. Nếu bạn đặt một lệnh GTC, nó sẽ không kết thúc nếu như bạn không tự tay hủy nó. Bạn nên cẩn thận vì bạn sẽ không muốn đặt một lệnh GTC rồi quên nó đi cho đến khi thị trường hành hạ bạn sau một tháng biến động đầy bất lợi cho bạn.

Lệnh giữ đến hết ngày giao dịch (Good for the Day order – GFD) – Lệnh GFD hoạt động trên thị trường cho đến khi hết một ngày giao dịch, trong thị trường ngoại hối một ngày kết thúc lúc 5h chiều (giờ Mỹ) hay giờ New York. Thời gian chính xác một lệnh GFD kết thúc còn tùy thuộc vào nhà môi giới, nên hay nhớ luôn luôn kiểm tra với nhà môi giới của bạn.

Lệnh hủy các lệnh khác (One Cancels the Other order – OCO) – Một lệnh OCO thực chất bao gồm hai gói lệnh; nó có thể gồm hai lệnh giới hạn, hai lệnh dừng, hay hai lệnh giới hạn và hai lệnh dừng. Về cơ bản, khi một lệnh được thực hiện thì lệnh kia sẽ bị hủy bỏ. Cho nên, nếu bạn muốn mua HOẶC bán cặp EURUSD vì bạn dự đoán một sự phá vỡ mức cản nhưng lại không biết thị trường sẽ phá vỡ theo hướng nào, bạn có thể đặt một lệnh giới hạn mua và cắt lỗ ở trên mức cản cùng với lệnh dừng để bán và cắt lỗ ở dưới mức cản. Ví dụ nếu gói lệnh dừng để mua được khớp thì lệnh dừng để bán cùng lệnh cắt lỗ kéo theo sẽ cùng bị hủy bỏ ngay lập tức. Đây là một lệnh khá tiện lợi khi bạn dự đoán một biến động giá lớn nhưng không chắc là theo chiều nào.

Lệnh kích hoạt lệnh khác (One Triggers the Other order – OTO) – Lệnh này ngược với lệnh OCO, thay vì hủy bỏ một lệnh khi thực hiện một lệnh khác, nó sẽ kích hoạt lệnh đó.

•    Cách tính lời, lỗ

1-    Ta thử dùng một cặp tiền tệ mà đồng yết giá không phải là đồng đôla vì sau đây ta sẽ sử dụng một số thủ thuật:

2-    Cặp USD/CHF được yết giá 0.9191/0.9195. Giả định ta muốn bán cặp USD/CHF, có nghĩa là ta phải sử dụng giá “bid” là 0.9191, hoặc với giá tại đó thị trường sẽ mua lại tiền từ bạn.

3-    Sau đó bạn bán 1 lô chuẩn (100.000 đơn vị) giá 0.9191.

4-    Một vài ngày sau giá tăng đến 0.9091/0.9095 và bạn quyết định thu lợi 96 pip. Nhưng lúc này số lượng đôla là bao nhiêu?

5-    Giá mới của cặp USD/CHF là 0.9091/0.9095. Vì bạn đã kết thúc giao dịch và bạn đang sử dụng giá “ask” vì bạn đang muốn mua lại cặp tiền để trả cho khoản bán khống lúc trước. Cho nên, vì giá “ask” hiện giờ đang là 0.9095, tức là giá mà thị trường sẽ bán cặp tiền tệ cho bạn, hay giá mà bạn có thể mua nó trở lại (trong trường hợp lúc đầu bạn đã bán cặp tiền tệ).

6-    Chênh lệch giữa giá bạn bán (0.9191) và giá bạn muốn mua lại (0.9095) là 0.0096, hay 96 pip.

7-    Dùng công thức trên, ta có (0.0001/0.9095)x100.000=$10.99 trên 1 pip x 96 pip = $1055.04
Với cặp tiền tệ mà đồng đôla là đồng tiền yết giá, cách tính lời lỗ đơn giản hơn. Bạn chỉ cần lấy số pip bạn thu được hay mất đi nhân với số đôla trên 1 pip mà bạn đang giao dịch, đây là ví dụ:

Giả sử bạn đang giao dịch 1 lô chuẩn bạn có thể mất $1000 vì 1 lô chuẩn với đồng đôla làm đồng tiền yết giá = $10/pip x 100 pip = $1000

Nếu bạn đã giao dịch 1 lô mini bạn có thể mất $100 vì 1 lô mini với đồng đôla yết giá tương đương $1/pip x 100 pip = $100.

Hãy luôn nhớ rằng: khi vào hoặc ra khỏi thị trườg bạn phải đối mặt với sự chênh lệch giá bid/ask. Cho nên, khi bạn mua một cặp tiền tệ bạn sẽ sử dụng giá ask và khi bạn bán một cặp tiền tệ bạn phải sử dụng giá bid.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét