Các nguyên tắc quản lý vốn không chỉ bảo vệ cho chúng ta mà sau cùng chúng còn đem đến cho chúng ta khả năng sinh lợi. Nếu ban không tin tôi, bạn nghĩ rằng “trò cờ bạc ăn tiền” chỉ là một các để làm giàu….
Mọi người luôn đến Las Vegas để đánh bạc với hi vọng sẽ kiếm được món lời to nhất, và thực tế nhiều người đã thắng. Như vậy có một câu hỏi đặt ra là làm thế nào các sòng bạc có thể kiếm được tiền nếu có quá nhiều người thắng được những số tiền lớn như vậy?
Phần này là một trong những phần quan trọng nhất bạn sẽ được học về giao dịch ngoại hối.
Tại sao nó lại quan trọng? Ồ, chúng tan đang ở một thời điểm giao dịch sôi động nhất để có thể kiếm đực tiền, và để kiếm được tiền, chúng ta phải học được cách làm thế nào để quản lý được nó. Thật trớ trêu, đây là một trong những phần mà người ta thường hay bỏ sót nhất trong quá trình giao dịch. Nhiều nhà giao dịch chỉ lo tham gia ngay vào giao dịch mà không chú ý đến quy mô tài khoản của họ. Họ chỉ nghĩ đơn giản là họ có thể thua tiền trong một giao dịch và họ đã vấp phải một nút thắt rất quan trọng. Đây là giới hạn đối với các nhà đầu tư…nó được gọi là GAMBLING (Trò cờ bạc ăn tiền!).
Khi bạn giao dịch mà không có nguyên tắc để quản lý tiền bạc, bạn đang tham gia vào một trò đánh bạc ăn tiền trên thực tế. bạn không xem xét việc đầu tư dài hạn của mình. Thay vì vậy bạn chỉ tìm kiếm cái gọi là “món lời to nhất”.
Các nguyên tắc quản lý tiền bạc không chỉ bảo vệ cho chúng ta mà sau cùng chúng còn đem đến cho chúng ta khả năng sinh lợi. Nếu bạn không tin tôi, bạn nghĩ rằng “trò cờ bạc ăn tiền” chì là một các để làm giàu, vậy thì sau đây bạn hãy nghĩ xem qua ví dụ này:
Mọi người luôn tìm đến Las Vegas để đánh bạc với hy vọng sẽ kiếm được mon lời to nhât, và thật tế là nhiều người đã chiến thằng. Như vậy có một câu hỏi đặt ra là làm thế nào các sòng bạc có thể kiếm được tiền nếu có quá nhiều người thắng được những số tiền lớn như vậy? Câu trả lời là trong khi mọi người nghĩ mình là thắng được số tiền lớn, nhưng kết quả là các sòng bạc vẫn có lời bởi vì họ đã thu được những số tiền từ những người thua cuộc. Đó là những nơi mà cụm từ “nha cái luôn chiến thắng” xuất hiện. Sự thật là những sòng bạc đó chỉ là những nhà thống kê rất giàu có. Họ biết rằng kết quả sau cùng họ sẽ là người chiến thắng chứ không phải người chơi. Thậm chí nếu Joe Schmoe thắng dược 100.000$ bằng máy đánh bạc, các sòng bạc đều hiểu rằng sẽ có hơn 100 người thua 1.000$ và số tiền lãi sẽ quay trở về túi của họ.
Đây là một ví dụ cơ bản về các nhà thống kê làm cách nào kiếm được tiền từ những người chơi. Thậm chí cả hai số tiền bị thua, các sòng bạc trong những trường hợp này sẽ biết làm cách nào để điều chỉnh lại tổn thất của họ. Thực chất đây chỉ là việc làm cách nào để quản lý tiền bạc. Nếu bạn học được cách điều chỉnh được tổn thất, bạn sẽ có cơ hội kiếm được lợi nhuận.
Bạn muốn trở thành một nhà thống kê giàu có thì đừng để mình trở thành một con bạc bởi vì kết quả cuối cùng mà bạn mong muốn là “luôn luôn là người thắng cuộc”. Như vậy làm cách nào để trở thành một nhà thống kê giàu có thay vì làm một kẻ thua cuộc?
Mức chấp nhận lỗ (drawdown) và mức chấp nhận lỗ tối đa?
Như vậy chúng ta hiểu rằng việc quản lý tiền sau cùng sẽ đem lại cho chúng ta tiền, nhưng bây giờ tôi muốn chỉ cho bạn mặt khác của vấn đề này. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không có các nguyên tắc để quản lý tiền bạc? Hãy xem ví dụ sau:
Giả sử bạn có 100.000$ và bạn đã thua mất 50.000$. Vậy đã thua mất bao nhiêu phần trăm trong tổng số tài khoản của mình? Câu trả lời là 50%. Quá đơn giản phải không? Bây giờ tôi sẽ hỏi bạn là bạn sẽ thu lại bao nhiêu phần trăm của 50.000$ để có lại đủ 100.000$? Câu trả lời không phải là 50% nữa mà là 100% của 50.000$ thì bạn mới thu lại được 100.000$. Đây gọi là drawdown. Theo ví dụ này, chúng ta đã có một drawdown 50%.
Có một điểm trong ví dụ trên đó là rất dễ thua lỗ và rất khó khăn để thu lại được. Tôi biết bạn đang tự nói với mình: “Tôi sẽ không để bị thiệt hại 50% tài khoản của mình trong một giao dịch”. Ồ, tất nhiên tôi cũng sẽ không hy vọng thế.
Tuy nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn bị tổn thất 3,4 hoặc thậm chí 10 giao dịch một lần? Điều đó không thể xảy ra cho bạn, đúng không? Bạn có một hệ thống giao dịch đã chiến thắng với tỷ lệ 70%. Do đó sẽ không có chuyện bạn có thể bị tổn thất trong cả 10 giao dịch! Ồ, trong khi bạn có một hệ thống giao dịch thật tốt, hãy nhìn vào ví dụ sau:
Trong giao dịch, chúng ta luôn tìm kiếm lợi nhuận. Đó chính là nguyên nhân tại sao các nhà giao dịch phát triển được hệ thống giao dịch của họ. Một hệ thống giao dịch với 70% khả năng sinh lợi nghe như chúng ta đang có một lợi nhuận quá tốt. Nhưng chỉ vì hệ thống giao dịch của bạn chỉ có 70% khả năng sinh lợi, có nghĩ là cứ mỗi 100 giao dịch thực hiện bạn sẽ thắng được 7 trong 10 giao dịch?
Chưa chắc! Làm sao bạn biết được 70 giao dịch nào trong tổng số 100 giao dịch sẽ thắng? Câu trả lời là bạn không biết. Bạn có thể thiệt hại trong 30 giao dịch đầu và chiến thắng 70 giao dịch sau. Điều đó cũng chỉ đem đến cho bạn 70% khả năng sinh lợi, nhưng bạn tự hỏi: “Liệu bạn có còn tiếp tực nếu bạn đã bị thiệt hai trong 30 giao dịch đầu tiên?”
Đây là lý do tại sao việc quản lý tiền bạc lại quan trọng như vậy. Không có gì xảy ra cho hệ thống giao dịch của bạn, nhưng rốt cuộc bạn vẫn sẽ bị thua. Thậm chí đối với những người chơi bạc nghề nhất mà họ xem đó là cách kiếm sống của mình cũng có những lúc gặp vận thua tồi tệ và họ vẫn còn khả năng kết thúc với thắng lợi.
Nguyên nhân đó là những người đánh bạc giỏi áp dụng phương thức quản lý vốn cho mình bỏi vì họ biết rằng họ không thể thắng mãi trong mỗi lần chơi. Thay vào đó, họ chỉ liều lĩnh một phần trăm nhỏ trong tổng số tiền của mình để họ vẫn có thể tiếp tực tồn tại sau những trận thua đó.
Đó là những gì bạn phải làm khi là một nhà giao dịch. Chỉ khi rủi ro một phần nhỏ trong tổng số tài khoản dành cho việc giao dịch để bạn vẫn có thể tồn tại sau những trận thua. Hãy nhớ là nếu bạn áp dụng nghiêm chỉnh các nguyên tắc để quản lý vồn, bạn sẽ trở thành chủ một sòng bạc và kết quả cuối cùng “bạn luôn là người chiến thằng”.
Để tôi phác họa cho bạn những suy nghĩ gì sẽ diễn ra khi bạn quản lý vốn một cách đúng đắn và khi bạn không có chiến lược quản lý vốn.
Đây là một ví dụ nhỏ để chỉ cho bạn thấy sự khác nhau giữa việc mạo hiểm một phần nhỏ với việc mạo hiểm một phần lớn trong tổng số vốn của bạn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét